Sổ tay phân bón PIV
25 Tháng Năm 2019CÔNG TY TNHH MTV SX VÀ TM PIV
-----oo0oo-----
SỔ
KỸ THUẬT SỬ DỤNG
PHÂN BÓN
Bắc Giang, năm
2019
MỤC
LỤC
Phần 1:
VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG
Phần 2:
SỬ DỤNG PHÂN BÓN HỢP LÝ
Phần 3:
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHÂN BÓN PIV
1.
Nhóm sản phẩm giầu đạm………………………………………………………………...15
2.
Nhóm sản phẩm giầu lân………………………………………………………………….16
3.
Nhóm sản phẩm giầu kali…………………………………………………………………17
4.
Nhóm sản phẩm cân bằng………………………………………...………………………17
5.
Nhóm sản phẩm trung lượng……………………………………………………………...18
6.
Nhóm sản phẩm vi lượng………………………………………………...……………….19
7.
Nhóm sản phẩm vi sinh……………………………………………………..……………19
III.
PHÂN BÓN LÁ CHO MỘT SỐ LOẠI CÂY TRỒNG
LỜI NÓI ĐẦU
Như chúng ta đã biết, phân bón là những chất bổ sung
cho đất nhằm thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng mà ngay
từ xa xưa con người đã biết sử dụng chúng để tăng năng suất và chất lượng, đem
lại hiệu quả kinh tế cao trong nông nghiệp. Do đó, phân bón được xem là một
trong những yếu tố quan trọng hàng đầu đối với nhà nông và ông cha ta đã nói “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sử dụng phân bón hợp lý để vừa đạt năng suất
cây trồng, thu được hiệu quả kinh tế cao, vừa bảo vệ được môi trường sinh thái.
Xuất phát từ thực tế nói trên chúng tôi biên soạn cuốn "Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật sử dụng phân bón piv" nhằm cung cấp một số kiến thức cơ bản giúp nông dân có
thêm những hiểu biết để sử dụng phân bón hợp lý, đạt hiệu quả cao về mặt kinh tế
cũng như bảo vệ môi trường.
Tài liệu này được xây dựng trên các cơ sở khoa học và
những kinh nghiệm đã được đúc kết từ thực tế sản xuất, gắn liền với những công
thức phân bón tiêu biểu mà người dân vẫn thường sử dụng cho cây trồng, tài liệu
được chia làm 3 phần:
Ø
Phần thứ nhất:
Vai trò của phân bón đối với cây trồng;
Ø
Phần thứ hai:
Sử dụng phân bón hợp lý;
Ø
Phần thứ ba:
Hướng dẫn sử dụng phân bón piv.
Do khuôn khổ cuốn tài liệu này có hạn
nên chưa trình bày đầy đủ các vấn đề có liên quan đến phân bón mà chỉ nêu ngắn
gọn những nội dung cần thiết giúp nông dân trong các hoạt động sử dụng phân bón
của mình. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quí vị để cuốn tài liệu
này được hoàn thiện hơn./.
Trân trọng giới thiệu!
|
PIV |
Phần
1: VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN ĐỐI VỚI CÂY TRỒNG
Như chúng ta
đã biết, phân bón được chia làm 2 loại cơ bản là: Phân hữu cơ (phân chuồng, phân xanh,…) và phân vô cơ
(N, P, K, Ca, Mg,…). Trong đó, phân hữu
cơ là các chất hữu cơ đang trong quá trình phân huỷ ở các mức độ khác nhau được
sử dụng làm phân bón cho cây trồng. Phân hữu cơ có ưu điểm là chứa nhiều các chất dinh dưỡng bao gồm cả các nguyên tố đa lượng
và vi lượng. Quá trình phân huỷ và giải phóng chất dinh dưỡng cung cấp cho cây
diễn ra từ từ trong một khoảng thời gian đảm bảo cho cây có thức ăn đều đặn; phân
hữu cơ có tác dụng cải tạo đất; ít gây ô nhiễm môi trường. Nhược điểm của phân
hữu cơ là phát huy tác dụng chậm chỉ phù hợp với những cây trồng dài ngày. Các
chất hữu cơ cần được khoáng hoá trước khi cây trồng sử dụng làm thức ăn vì cây
trồng không có khả năng hút và sử dụng trực tiếp các chất hữu cơ.
Phân vô cơ là các loại muối khoáng có
chứa các nguyên tố dinh dưỡng của cây như: N, P, K, Ca, Mg,… Phân vô cơ có ưu
điểm là cây có thể hút các chất dinh dưỡng ngay từ trong dung dịch đất mà không
cần qua quá trình phân huỷ, vì vậy phân vô cơ thường có tác dụng nhanh, mạnh,
hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, nhược điểm của phân vô cơ là dễ bị rửa trôi; dễ gây
ô nhiễm môi trường, Làm trai đất, bạc mầu đất, nếu dùng phân vô cơ ở nồng độ
cao dễ gây hại cho cây trồng.
I. NHÓM PHÂN HỮU CƠ
1. Phân chuồng
Phân chuồng là loại phân do gia súc thải
ra. Chất lượng và giá trị của phân chuồng phụ thuộc rất nhiều vào cách chăm
sóc, nuôi dưỡng, chất liệu độn chuồng và cách ủ phân.
Trong 10 tấn phân chuồng có thể lấy ra
được một số nguyên tố vi lượng như sau: Cu: 50 - 150 gram; Mn: 500 - 2000 gram;
Zn: 200 – 1000 gram; Bo: 50 - 200 gram.
2. Phân rác
Phân rác là loại phân hữu cơ chế biến
từ rác, cỏ dại, thân lá cây xanh, rơm rạ,đậu tương, hoa quả, bèo tây,… Phân rác
thường được ủ với một số men như phân chuồng,trichoderma, nước giải, lân, vôi
cho đến khi hoai mục.
Thành phần dinh dưỡng của phân rác thấp
hơn phân chuồng và thay đổi tuỳ thuộc vào bản chất và thành phần của rác.
3. Phân xanh
Phân xanh là loại phân hữu cơ có thành
phần gồm các bộ phận trên mặt đất của cây, thường là cây họ đậu, cây cỏ lào,…
Phân xanh thường được sử dụng tươi, không qua quá trình ủ nên phân xanh chỉ
phát huy hiệu quả sau khi được phân huỷ. Do đó, người ta thường dùng phân xanh
để bón lót cho cây hàng năm.
4. Phân vi sinh vật
Là các chế phẩm sinh học có chứa các
loài vi sinh vật có ích, bao gồm: Vi khuẩn, nấm xạ khuẩn dùng làm phân bón.
Trong đó quan trọng là các nhóm vi sinh vật cố định đạm, hoà tan lân, phân giải
các chất hữu cơ, kích thích sinh trưởng của cây trồng,…
Để chế biến phân vi sinh thì các loài
vi sinh vật cần được nuôi cấy và nhân lên trong phòng thí nghiệm. Khi nồng độ
các tế bào sinh vật khá cao người ta trộn với các chất phụ gia rồi đóng bao bì.
Chi phí cho loại phân này là rất lớn nên giá thành khá cao.
II. NHÓM PHÂN VÔ CƠ
1. Phân
đa lượng
1.1. Phân đạm
(N)
Phân đạm là
tên gọi chung của các loại phân bón vô cơ cung cấp đạm cho cây trồng. Đạm là chất
dinh dưỡng rất cần thiết và rất quan trọng đối với cây; là nguyên tố tham gia
vào các thành phần chính của các axit amin, các enzim và nhiều loại vitamin
trong cây trồng.
-
Bón đạm làm thúc đẩy quá trình sinh trưởng của cây, giúp hình thành bộ rễ, đẩy nhanh quá
trình đẻ nhánh, nảy chồi, cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển thân lá.
- Đạm cần cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng, đặc biệt
là giai đoạn cây sinh trưởng mạnh.
- Đạm quan trọng cho tất cả các loại
cây trồng, đặc biệt là các loại cây ăn lá như: cải bắp, cải thìa, súp lơ, hành
lá, rau cần… và các cây lâu năm như chè, vài, nhãn, cam…. Nhằm phục hồi cây sau
khi thu hoạch hoặc cần phát triển chồi, cành
* Những lưu ý
khi sử dụng phân đạm
+ Phân đạm cần được bảo quản trong túi
nilon. Để nơi khô ráo, thoáng mát, không để chung phân đạm với các loại phân
khác;
+ Cần bón đúng với đặc điểm của đất
đai: phân có tính kiềm nên bón cho đất chua; phân chua sinh lý nên bón cho đất
kiềm; đất lầy thụt, nhiều bùn không cần bón phân đạm;
+ Cần bón đạm đúng lúc, nên bón vào thời
kỳ sinh trưởng mạnh nhất của cây;
+ Cần bón đúng liều lượng và cân đối với
lân và kali. Thiếu
đạm cây sinh trưởng còi cọc, trên lá già xuất hiện màu xanh đến vàng nhạt, bắt
đầu từ chóp lá, tiếp đó bị chết hoặc rụng tùy mức độ thiếu. Nếu thừa đạm cây
thường có màu xanh sẫm, lá nhiều,cây sum xuê, tế bào lá mỏng, rễ bị
sâu bệnh , số rễ hạn chế, phát triển
kém;
+ Đạm rất dễ bị rửa
trôi, nên bón chia ra nhiều lần, mỗi lần ít. Đạm được dùng bón thúc là chính. Khi bón cần tránh lúc mưa
to, nắng mạnh. Khi mưa phùn nhẹ lá còn ướt cũng không được bón đạm. Bón lúc này
cây dễ bị bỏng, cháy lá do dính phân lên mặt lá.
+ Bón phân đạm cần kết hợp với làm cỏ, xới đất, sục
bùn (đối với lúa).
1.2. Phân lân
(P)
- Lân có vai trò rất quan trọng trong
đời sống của cây trồng. Lân có trong thành phần của hạch nhân tế bào, rất cần
cho việc hình thành các bộ phận mới của cây.
- Lân tham gia vào thành phần các
enzim, các protein, tham gia vào quá trình tổng hợp các axit amin, giúp lúa chín sớm, hạt mẩy,
cây ăn quả mẫu mã đẹp, tăng chất lượng trái, thúc đẩy sự tổng hợp đường của
mía…
- Lân kích thích sự phát triển của rễ
cây, làm cho rễ ăn sâu vào đất và lan rộng ra xung quanh, tạo thêm điều kiện
cho cây chống chịu được hạn và ít đổ ngã;
- Lân kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy
chồi và làm tăng khả năng tạo mầm hóa, ra hoa, đậu quả sớm;
- Lân làm tăng đặc tính chống chịu của
cây đối với các yếu tố không thuận lợi, chống rét, chịu hạn, chịu độ chua của đất,
hạn chế một số loại bệnh hại v.v...;
- Các cây có nhu cầu về lân cao như:
Cây đậu đỗ, mía, dâu tằm v.v… hay những cây ăn trái, cây công nghiệp cho giai
đoạn phân hóa mầm hoa như cam, vải, nhãn, tiêu, cà phê, sầu riêng v.v…
* Những lưu ý
khi sử dụng phân lân
+ Không ủ lân nung chảy với phân chuồng
hay phân hữu cơ khác để tránh mất đạm. Chỉ được trộn để bón lót cho cây;
+ Ngâm Supe lân vào nước giải vừa tăng
hàm lượng lân cho nước giải vừa chống mất đạm của nước giải;
+ Do đặc tính của cây có nhu cầu phân
lân từ rất sớm để bộ rễ phát triển nên cần tập trung bót lót lân.
1.3. Phân kali
(K)
- Kali có vai trò chủ yếu trong việc
chuyển hoá năng lượng trong quá trình đồng hoá các chất dinh dưỡng của cây. Làm
tăng khả năng chống chịu của cây đối với các tác động không lợi từ bên ngoài và
hạn chế một số loại sâu bệnh;
- Kali tạo cho cây cứng chắc, ít đổ
ngã, tăng khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét;
- Kali làm tăng phẩm chất nông sản và
góp phần làm tăng năng suất cây trồng. Kali làm tăng hàm lượng đường trong quả,
làm cho màu sắc quả đẹp, tươi, hương vị quả thơm; làm tăng chất bột trong củ,
tăng hàm lượng đường trong quả;
- Các loại cây có phản ứng tích cực với
phân kali là: Khoai lang, khoai tây, củ đậu, chè, mía, thuốc lá, dừa, chuối,
bông, đay v.v… tất cả các loại cây công nghiệp cây ăn trái lấy quả, củ , hạt.
* Những lưu ý
khi sử dụng phân kali
+ Kali bón quá nhiều có thể gây tác động
xấu lên rễ cây làm cho cây teo rễ. Nếu bón quá nhiều kali trong nhiều năm có thể
gây mất cân đối với Natri, Magiê. Khi đó cần bón bổ sung cho đất các nguyên tố
Vi lượng (Dolphin micro);
+ Kali có thể bón thúc bằng cách phun
dung dịch lên lá vào các thời gian cây ra hoa kết trái, làm củ;
+ Kali nên bón kết hợp với các loại
phân khác để phát huy tối đa tác dụng;
+ Bón kali ở các loại đất trung tính dễ
làm cho đất trở nên chua. Vì vậy ở các loại đất trung tính nên bón thêm vôi;
1.4. Vôi bón
ruộng
- Vôi cung cấp Canxi cho cây trồng,
trong khi đó Canxi (Ca) chiếm tới 30% trong thành phần các chất khoáng của cây.
Vôi còn có tác dụng cải tạo đất chua mặn;
- Vôi tạo điều kiện cho vi sinh vật có
ích trong đất hoạt động, thúc đẩy quá trình phân giải chất hữu cơ trong đất;
- Vôi làm tăng độ hoà tan các chất
dinh dưỡng của cây và tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng cho cây;
- Vôi có khả năng tiêu diệt một số
loài sâu bệnh hại cây;
2.
Phân trung lượng
2.1. Phân lưu
huỳnh (S)
- Lưu huỳnh có vai trò quan trọng đối
với cây trồng, là thành phần của axit amin, giúp cho quá trình trao đổi chất
trong cây.
- Thiếu lưu huỳnh cây chuyển sang màu
vàng úa, gân lá biến thành màu vàng, các chồi cây sinh trưởng kém.
- Trong các loại phân bón lá mang nhãn
hiệu Piv thì sản phẩm DG 100, magie sunphat có hàm lượng lưu huỳnh khá cao.
2.2. Phân canxi
(Ca)
- Canxi là thành phần của tế bào trong
cây. Canxi đảm bảo sự bền vững của màng tế bào, làm trung hoà các axit hữu cơ
trong cây, có tác dụng giải độc cho cây; giúp cải tạo đất, giảm chua cho đất.
2.3. Phân magiê
(Mg)
- Cây cần Mg để tiến hành quang hợp vì
Magie là thành phần của các chất diệp lục. Magie thúc đẩy quá trình chuyển hoá
và hấp thu đường của cây.
- Thiếu Mg cây có gân lá bị vàng úa.
3.
Phân vi lượng
Thời gian trước đây, khi nông nghiệp
còn chưa phát triển thì người nông dân thường quan tâm nhiều hơn về đạm, lân,
kali (phân đa lượng) hoặc bón vôi nhằm bổ sung canxi cho đất (phân trung lượng),
trong khi đó các nguyên tố vi lượng (phân vi lượng) như: Sắt (Fe), kẽm (Zn),
mangan (Mn), đồng (Cu), Bo (B), Molipđen (Mo)… đóng vai trò quan trọng không
kém gì phân đa lượng lại chưa được chú trọng đến.
- Các nguyên tố vi lượng có vai trò rất
lớn đối với sinh trưởng và phát triển của cây, chúng góp phần nâng cao chất lượng
nông sản;
- Bón phân vi lượng chỉ cần trọng lượng
rất ít nhưng thường mang lại hiệu quả kinh tế cao;
- Cây bị thiếu một trong các nguyên tố
vi lượng sẽ phát triển không cân đối và phát triển không bình thường.
- Các nguyên tố vi lượng thường có sẵn
trong các loại phân đa lượng, trong xác động vật, trong phân chuồng, phân trộn,…
Tuy nhiên, một sản phẩm như Donphil micro có nguồn gốc Châu Âu sẽ mang lại hiệu
quả cao hơn, giảm công lao động và tiết kiệm được chi phí cho người sử dụng. Sản
phẩm được đóng gói và phân phối bởi Công ty PIV, có bán tại các đại lý theo
kênh phân phối của Piv.
Phân vi lượng Donphil micro có thể sử
dụng để bón vào đất, trộn với các loại phân khác để bón; phun lên lá cây; ngâm
hạt giống; hoặc có thể nhúng rễ, nhúng hom trước khi trồng.
-
Các chân ruộng ít sử dụng phân hữu cơ (phân chuồng,
phân xanh,…) để bón thường bị thiếu các nguyên tố vi lượng, vì vậy sử dụng phân
bón vi lượng để bón cho những ruộng đó là rất tốt. Tuy nhiên, việc lạm dụng quá
nhiều phân vi lượng sẽ gây tác dụng xấu cho cây.
* Vai trò của
các nguyên tố vi lượng đối với cây trồng:
+ Kẽm (Zn) thúc đẩy quá trình hình
thành các hoocmôn trong cây, làm tăng khả năng chịu nóng, chịu hạn và chống chịu
sâu bệnh của cây. Cây bị thiếu kẽm có thể bị giảm 50% năng suất, mặc dù cây
không có biểu hiện triệu chứng ra bên ngoài.
+ Sắt (Fe) có vai trò quan trọng trong
quang hợp của cây. Thiếu sắt cây không tổng hợp được diệp lục, lá bị huỷ hoại,
năng suất bị giảm. Thiếu sắt nặng có thể làm cho cây chết. Triệu chứng đầu tiên
của cây khi thiếu sắt là lá chuyển sang màu vàng nhưng gân lá vẫn giữ màu xanh.
Các loại cây trồng cần nhiều sắt là:
+ Bo đảm bảo cho hoạt động bình thường
của mô phân sinh ở ngọn cây, làm khỏe hạt phấn, ngăn ngừa hình thành tế bào tầng
rời ở cuồng hoa, quả, bón Bo vào thời kỳ cây sắp ra hoa, sau khi ra hoa, quả
non sẽ làm tăng tỷ lệ đậu hoa, kết quả, hạn chế rụng quả sinh lý.
+ Đồng (Cu) tham gia vào thành phần cấu
tạo của các enzim nhằm thúc đẩy chứ năng hô hấp, chuyển hoá của cây. Các loại
ngũ cốc nếu thiếu đồng thì hạt sẽ khó hình thành và tỷ lệ hạt lép rất cao.
+ Mangan (Mn) thúc đẩy cây nảy mầm sớm,
làm cho rễ to, khoẻ, cây ra hoa kết quả nhiều, lúa trỗ bông đều. Bón Mangan tốt
nhất vào giai đoạn cây đang ra hoa.
4.
Phân bón qua lá
Phân bón lá là một tiến bộ kỹ thuật được
sử dụng nhiều trong thời gian gần đây. Bón phân qua lá sẽ phát huy hiệu lực
nhanh, tỷ lệ cây sử dụng chất dinh dưỡng đạt ở mức cao, cây sử dụng đến 95% chất
dinh dưỡng được bón, trong khi bón qua đất thì cây chỉ sử dụng được 20 – 40%.
Cây trồng hoàn toàn không thể phát triển bình thường nếu
không có các nguyên tố vi lượng như: Boron (B), mangan (Mn), kẽm (Zn), đồng (Cu),
Molipđen (Mo) và một số cây cần cả nhôm (Al), silic (Si). Khoa học đã
chứng minh những nguyên tố này là tuyệt đối cần thiết cho cây, được xem như là
các chất kích thích, do đó các loại phân bón chứa chúng được gọi là các loại
phân xúc tác hoặc phân kích thích, chúng có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của
thực vật.
Các loại phân bón qua lá là những hợp chất dinh dưỡng,
có thể là các nguyên tố đa lượng, trung lượng hoặc vi lượng, được hoà tan trong
nước và phun lên cây để cây hấp thu. Phân bón lá bổ sung thêm thức ăn đặc biệt
là vi lượng để kích thích cho cây trồng ra lá, ra hoa nhanh hơn. Có thể thấy rõ
tác dụng của phân bón lá với cây hoa màu ngắn ngày trong thời gian ngắn còn đối
với cây lâu năm, cây công nghiệp dài ngày như: chè, cam, quýt, thuốc lá,vải, nhãn,
tiêu, cà phê v.v...
thì thấy rõ tác dụng sau 3 lần phun.
Bón qua lá tốt nhất là các đợt bón bổ sung, bón thúc để
đáp ứng nhanh các nhu cầu dinh dưỡng của cây. Đặc biệt là giúp cây chóng phục hồi
sau khi bị sâu bệnh hại hoặc các yếu tố tự nhiên gây ra.
* Những lưu ý khi sử dụng phân bón lá
+ Phân bón lá cần được hoà tan theo
đúng tỷ lệ hoặc cao hơn 1 chút được ghi trên bao bì nhưng nồng độ phân bón
không được quá cao, nếu nồng độ quá cao sẽ bị bội thực, gây độc cho cây; nếu nồng
độ thấp thì không rõ hiệu lực của phân bón.
+ Cây hấp thu phân bón lá qua các lỗ
khí khổng được phân bố ở cả mặt trên và mặt dưới lá, vì vậy cần phải lưu ý cách
phun hợp lý cho từng loại cây trồng:
·
Ở lúa: mật độ khí khổng ở mặt trên cao hơn mặt dưới
lá.
·
Ở cây ngô, cà chua, khoai tây , cây công nhiệp, cây ăn
trái lâu năm và một số loại cây thân gỗ: mật độ khí khổng ở mặt dưới lá cao hơn
mặt trên lá.
·
Thời gian phun tốt nhất là 9 - 10 giờ sáng, 14 - 15 giờ
chiều (mùa đông); 7– 8 giờ sáng, 17 – 18 giờ chiều (mùa hè).
+ Khi độ ẩm không khí thấp, đất bị hạn
nặng không nên dùng phân bón qua lá vì dễ làm rụng lá;
+ Không nên sử dụng phân bón lá khi trời
đang nắng, hạn chế phun khi cây đang ra hoa để tránh làm rụng hoa, quả;
+ Nếu sử dụng bình phun với áp suất lớn
để tránh hiện tượng rụng hoa, lá, quả non hoặc gây tổn thương cơ giới cho cây
trong quá trình phun ta phải phun cách xa và lướt qua;
+ Không nhầm lẫn giữa phân bón lá với
các chất kích thích sinh trưởng. Bởi các chất kích thích sinh trưởng chỉ phát
huy tác dụng tốt khi cây có đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Phần 2: SỬ DỤNG PHÂN BÓN HỢP
LÝ
Bón phân cho cây trồng là một trong những
biện pháp kỹ thuật được thực hiện phổ biến, thường mang lại hiệu quả cao trong
nông nghiệp. Việt Nam là một nước nhập khẩu phân bón, hàng năm chúng ta nhập khẩu
hàng tỷ USD phân bón. Tuy nhiên, người sử dụng phân bón thường rất lãng phí do
thiếu kiến thức, do quan niệm sai lầm hoặc chưa hiểu hết tác dụng to lớn của việc
bón phân hợp lý.
Bón phân hợp lý là sử dụng lượng phân
bón thích hợp cho cây đảm bảo tăng năng suất cây trồng với hiệu quả kinh tế cao
nhất, không để lại các hậu quả tiêu cực lên chất lượng nông sản và môi trường
sinh thái.
Để bón phân hợp lý, người sử dụng cần
thực hiện những điều sau đây:
1. Bón
đúng loại phân
Mỗi loại phân có những tác dụng riêng,
do vậy cây cần phân gì thì bón đúng loại phân đó. Bón phân không đúng loại
không những không phát huy được hiệu quả mà còn có thể gây ra những hậu quả xấu.
Có thể
nhận biết nhu cầu phân bón của cây trồng thông qua các triệu chứng của cây, cụ
thể như sau:
Bón phân đúng loại cũng cần phải chú ý
đến đặc điểm và tính chất của đất: Đất chua không bón các loại phân có tính
axit; trên đất kiềm không nên bón các loại phân có tính kiềm.
Bảng 1. Một số
triệu chứng thiếu chất dinh dưỡng của cây
TT |
Biểu hiện của
cây |
Nhu cầu
dinh dưỡng |
1 |
Lá úa vàng,
bắt đầu từ đỉnh |
Thiếu đạm
(N) |
2 |
Mép lá bị
héo, chết |
Thiếu kali
(K) |
3 |
Lá hoặc
thân xuất hiện màu hơi đỏ trên nền xanh |
Thiếu lân
(P) |
4 |
Các gân lá
úa vàng khi lá còn xanh |
Thiếu magie
(Mg) |
5 |
Các gân lá
còn xanh khi lá chuyển màu vàng |
Thiếu sắt
(Fe) |
6 |
Mất màu
xanh giữa các gân, lá héo rũ, dễ rụng |
Thiếu đồng
(Cu) |
7 |
Lá non ở chồi
ngọn mất màu hoặc chết |
Thiếu Boron
(B) |
2.
Bón đúng giai đoạn
Nhu cầu dinh dưỡng của cây thay đổi
theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Có nhiều giai đoạn sinh trưởng
cây cần kali hơn đạm và ngược lại, do vậy cần phải bón đúng lúc thì mới phát
huy tối đa tác dụng của phân bón.
Mặt khác, cây trồng cũng như các loại
sinh vật khác đều có nhu cầu dinh dưỡng thường xuyên và suốt đời. Vì vậy, để
cây có thể sử dụng tốt các loại phân bón thì nên chia ra bón nhiều lần và bón
vào lúc cây hoạt động mạnh (có thể sử dụng
phân bón lá, trọng lượng nhỏ, bón định kỳ 7-10 ngày/lần). Nếu bón tập trung
vào một thời điểm với nồng độ và liều lượng cao, cây không sử dụng hết được,
phân có thể bị rửa trôi gây lãng phí hoặc gây tác động xấu đối với cây trồng, tới
môi trường và đất.
3.
Bón đúng thời tiết, mùa vụ
Thời tiết có ảnh hưởng đến chiều hướng
tác động và hiệu quả của phân bón. Mưa làm rửa trôi phân bón gây lãng phí; nắng
gắt cùng với tác động của các hạt phân có thể gây ra các hiện tượng cháy lá, hỏng
hoa, thối quả.
Trong điều kiện khí hậu, thời tiết và
mùa vụ ở nước ta đối với các loại cây ngắn ngày, mỗi năm có từ 5– 6 vụ sản xuất.
Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây trồng ở từng vụ đó khác nhau, cho
nên nhu cầu đối với các nguyên tố dinh dưỡng cũng khác nhau.
4.
Bón đúng cách
Có nhiều phương pháp bón phân trong
nông nghiệp như: Bón rải trên mặt đất, bón vào hố, bón vào rãnh, hoà vào nước
và phun lên lá hoặc bón phân kết hợp với tưới nước v.v… Bên cạnh đó cũng có nhiều
thời kỳ bón phân như: Bón lót; bón thúc đẻ nhánh; thúc ra hoa, kết quả; thúc mẩy
hạt, to trái, lớn củ v.v…
Do vậy, việc lựa chọn đúng cách bón
thích hợp cho loại cây trồng, cho mùa vụ sản xuất, cho từng loại đất… có thể
làm tăng hiệu quả sử dụng của phân bón lên gấp nhiều lần.
5.
Bón phân cân đối
Cây trồng có nhu dinh dưỡng ở những tỷ
lệ nhất định giữa các chất. Thiếu một chất dinh dưỡng nào đó thì cây sinh trưởng
và phát triển kém, ngay cả khi có các chất dinh dưỡng khác ở mức dư thừa.
Đối với mỗi loại cây trồng đều có những
tỷ lệ dinh dưỡng khác nhau, ví dụ: Nhu cầu kali lớn như chè, mía, khoai, thuốc
lá…; Nhu cầu lân lớn như: đậu đỗ, dưa, dâu tằm…
Điều cần lưu ý là không được bón phân
một chiều, nghĩa là chỉ sử dụng một loại phân mà không chú ý đến việc sử dụng
các loại phân bón khác.
Phần 3: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHÂN
BÓN PIV
Trong
sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng phân bón qua lá ngày càng trở nên phổ biến đối
với nhiều bà con nông dân, nó được xem như một trong những biện pháp kỹ thuật
giúp gia tăng năng suất và chất lượng của cây trồng một cách hữu hiệu.
Cây
trồng cần nhiều loại dưỡng chất để sinh trưởng và phát triển hài hòa, cho năng
suất cao và phẩm chất nông sản tốt, nhưng đa phần bà con nông dân chỉ chú ý bón
các chất dinh dưỡng đa lượng là Đạm (N), Lân (P2O) và Kali (K2O). Mặt khác,
không phải loại phân bón lá nào cũng chứa đầy đủ thành phần và hàm lượng các dưỡng
chất cần thiết cho cây trồng, dẫn đến tình trạng mất cân đối dinh dưỡng do bón
thừa hoặc thiếu một hay nhiều nguyên tố nào đó, nhất là các nguyên tố vi lượng,
đôi khi việc sử dụng phân bón lá không có hiệu quả hoặc tác dụng ngược.
Nhằm
giúp bà con chọn được một loại phân bón lá tốt và biết cách sử dụng một cách hiệu
quả, chúng tôi xin giới thiệu tới bà con bộ sản phẩm phân bón lá cao cấp mang
nhãn hiệu PIV do Công ty TNHH MTV SX VÀ TM PIV đóng gói và phân phối, nguồn gốc
phân bón được nhập khẩu từ Châu Âu.
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ PIV
- Tên công ty: |
Công ty TNHH MTV SX VÀ TM
PIV |
- Địa chỉ công ty: |
Số 65- đ. Lê Lai
– P.Hoàng Văn Thụ – Tp Bắc Giang - Bắc Giang |
- Năm thành lập: |
Ngày 20 tháng 09 năm 2014 |
- Điện thoại: |
0359 213 213 |
- Fax: |
|
- Email: |
|
- Website: |
Phanbonpiv.com |
- Mã số thuế: |
2400769227 |
- Số tài khoản: |
|
v Các lĩnh vực hoạt động chính:
1. Marketing thị trường, phân
tích lịch mùa vụ
2. Đóng gói sản phẩm và phân
phối phân bón
3. Tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật
sử dụng phân bón hợp lý
v Cơ cấu tổ chức
Công ty TNHH MTV SX VÀ TM PIV được tổ chức thành các phòng, bộ
phận chức năng gồm: Ban Giám đốc; Phòng kinh doanh; Phòng kế toán – tài chính
và bộ phận sản xuất. Ngoài ra, Công ty có quan hệ hợp tác với các công ty trong
và ngoài nước để nhập khẩu và phân phổi sản phẩm.
Hiện nay công ty có kênh phân
phối tại hơn 40 tỉnh/ thành trong cả nước; hơn 500 đại lý cấp 1 được uỷ quyền
phân phối sản phẩm của công ty và hàng ngàn đại lý bán lẻ tại khắp các xã, huyện,
tỉnh thành Bắc, Trung, Nam, Tây nguyên Việt Nam.
Cơ cấu tổ chức của
công ty được thể hiện như sơ đồ sau:
II. SẢN PHẨM CỦA PIV
1. Nhóm giầu đạm:
+ 30-11-11+TE
+ 11-00-16
+ 6-2-2+TE
+ 41-6-0+TE
* Công dụng: Phát chồi mạnh,
nảy lộc nhanh; dưỡng cây xanh lá. Các sản phẩm trên tốt cho các loại cây cần
phát triển thân lá như các loại rau mầu hay các loại cây cần phát chổi, này lộc
như chè, cam, bưởi, vải , nhã, sầu riêng, tiêu, cà phê….
* Hướng dẫn sử dụng: Pha 100gram(với
dạng bột, gel), 100ml(với dạng nước) cho 60 - 80 lít nước, phun đều lên lá hoặc
tưới vào gốc cây cho tất cả các loại cây trồng. Định kỳ 3- 5 ngày với cây hoa mầu
hoặc 7-10 ngày với cây lâu năm. Dùng vào giai đoạn cây non, cây cần phát triển
thân lá, sau thu hoạch và bị bệnh. Có thể dùng chung với các loại thuốc bảo vệ
thực vật.
2.
Nhóm giầu lân:
+ 12-64-0+TE
+
0-46-30+TE
+10-55-10+TE
+
0-30-6+TE
+
16-69-16+TE
* Công dụng: kích thích sự
phát triển của rễ cây, làm cho rễ ăn sâu vào đất và lan rộng ra xung quanh, tạo
thêm điều kiện cho cây chống chịu được hạn và ít đổ ngã; kích thích quá trình đẻ
nhánh, nảy chồi và làm tăng khả năng phân hóa mầm hóa, ra hoa đồng loạt, đậu quả
sớm; làm tăng đặc tính chống chịu của cây đối với các yếu tố không thuận lợi,
chống rét, chịu hạn; dưỡng cây, xanh lá, giúp cây phục hồi sau khi ngập úng hoặc
hạn hán.
* Hướng dẫn sử dụng:
- Pha 100gram(với
dạng bột, gel), 100ml(với dạng nước) cho 60 - 80 lít nước, phun đều lên lá hoặc
tưới vào gốc cây cho tất cả các loại cây trồng. Định kỳ 3- 5 ngày với cây hoa mầu
hoặc 7-10 ngày với cây lâu năm: Khi cây có 3 lá hoặc sau khi trồng ra ruộng được
5-7 ngày; trước khi cây ra hoa đến khi cây đậu trái non; khi cây có dấu hiệu bị
dạc. Có thể phun chung với các loại thuốc bảo vệ thực vật nhằm tăng hiệu quả và
tiết kiệm công phun. Phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.
3. Nhóm giầu kali:
+ 15-0-40+TE
+
00-00-50+18S
+ 00-00-42+TE
+ 3-0-31+TE
+ 1-0-60+TE
+ 15-15-30+TE
* Công dụng: Làm tăng khả năng ra
hoa, đậu quả; giúp cây vào quả nhanh, xuống củ mạnh; siêu làm đòng, trổ bông,
cây cứng, lá dày, hạt mẩy, vàng sáng (lúa). Cây ăn quả ngọt hơn, mầu mã sáng đẹp,
chắc nặng quả…
+ Đối với cây
ăn quả: Cam, quýt, dưa hấu, dưa chuột,
dưa ngọt, củ đậu… và các loại rau màu như: khoai tây, cà chua, cà rốt, su hào, ớt,
đậu đỗ… dùng vào thời kỳ cây chuẩn bị ra hoa, hình thành củ, quả cho đến khi
thu hoạch hoặc khi thời tiết khô hạn, lạnh.
+ Đối với cây lúa: Phun vào thời kỳ
lúa đứng cái, làm đòng, trổ bông và giai đoạn lúa chín sữa. Đặc biệt có thể
dùng khi lúa bị lốp, đổ ngã do các yếu tố ngoại cảnh.
* Hướng dẫn sử dụng:
+ Liều lượng pha xem hướng dẫn trực
tiếp trên bao bì, phun hoặc tưới định kỳ từ 7 đến 10 ngày 1 lần. Có thể dùng
chung với các loại thuốc bảo vệ thực vật.
4. Nhóm cân bằng:
+ Nutri –
10-10-10+TE
+ DG23 –
20-20-20+TE
+ GEL 27 –
27-27-27+TE
+ GEL 25 –
25-25-25+TE
+ POLY LIQUID
– 5-10-10+TE
+ DG6 –
8-3-8+TE
* Công dụng: Được cân bằng về lượng
đạm, lân, kali và được bổ sung thêm
thành phần của Vi lượng sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo của nhà nông.
Giúp cây phát
triển cân đối từ khi trồng đến khi thu hoạch; trái lớn nhanh, đều; tẩy chàm,
sáng trái, mã đẹp; chống rụng, chống nứt, chống thối.
* Hướng dẫn sử dụng:
+ Liều lượng pha xem hướng dẫn trực
tiếp trên bao bì, phun hoặc tưới định kỳ từ 7 đến 10 ngày 1 lần. Có thể dùng
chung với các loại thuốc bảo vệ thực vật.
5. Nhóm trung lượng:
+ DG10 –
Canxi 18%+TE
+ Magie
sunphat – MagieO 16%, S 13%
+ Magie
nitrate – MagieO 16%, N 11%
5.1. DG10
* Công dụng: Được bổ xung lượng lớn
lên tới 18% Canxi dạng chelate giúp cây đảm
bảo sự bền vững của màng tế bào, làm trung hoà các axit hữu cơ trong cây, có
tác dụng giải độc cho cây; giúp cải tạo đất, giảm chua cho đất. Chống rụng
trái, nứt trái, thối trái, giảm sâu bệnh và chống đổ ngã cho cây.
* Hướng dẫn sử dụng:
+ Pha 100ml cho 60-80 lít nước, phun
hoặc tưới định kỳ từ 7 đến 10 ngày 1 lần. Có thể dùng chung với các loại thuốc
bảo vệ thực vật.
5.2. Magie sunphat – magie nitrate
* Công dụng: Sản phẩm magie sunphat
bổ sung lượng lớn magie và lưu huỳnh nên có tác dụng làm cây trồng quang hợp tốt
hơn, tăng nhanh chất diệp lục trên lá, thúc đẩy quả trình chuyển hóa và hấp thu
đường của cây, phát huy mạnh quá trình trao đổi chất. Sản phẩm magie nitrat được
bổ sung lượng đạm và magie cao nên có tác dụng xanh cây, bật chồi nhanh ,cảm nhận
rõ rệt ngay khi sử dụng những lần đầu tiên.
* Hướng dẫn sử dụng:
+ Pha 100gr cho 30-50 lít nước, phun
hoặc tưới định kỳ từ 3 đến 5 ngày với cây hoa màu, 7-10 ngày với cây lâu năm.
Có thể dùng chung với các loại thuốc bảo vệ thực vật.
- Nhóm sản phẩm vi lượng:
+ Donphil Micro - Magie: 9%, Sắt (Fe): 4%;
Mangan (Mn): 4%; Đồng (Cu): 1,5% ; Kẽm (Zn): 1,5%; Boron (B): 0,5%;
Molyden (Mo): 0,1%, Coban:0,005%
+ DG22 -
Boron (B):9%
+ DG31 – Kẽm (Zn): 8%
6.1
Donphil Micro – Dạng bột hoặc dạng cốm
* Công dụng:
v Ngăn ngừa các
hiện tượng vàng lá, xoăn lá, cháy tóp đầu lá, bạc lá, thối củ, thối quả, chết đọt,
cây còi cọc, lem lép hạt.
v Chống rụng
hoa, quả non.
v Chống nứt
trái, biến dạng trái.
vTẩy chàm, sáng trái, mã đẹp
vTrái lớn nhanh, đều trái, tránh hiện
tượng méo mó, sượng trái, củ…
* Hướng dẫn sử dụng: Pha 1 gói 3gram
cho 16 lít, hoặc gói 20gram cho 160-240 lít nước phun đều lên lá hoặc tưới vào
gốc cây cho tất cả các loại cây trồng dùng cho mọi giai đoạn phát triển. Định kỳ
3-5 ngày với hoa mầu, 7-10 ngày với cây lâu năm. Có thể dùng chung với các loại
thuốc bảo vệ thực vật, dùng vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.
6.2 DG22
* Công dụng: Sản phầm bổ
sung lượng Bo dạng chelate cực cao có các tác dụng rất cần thiết cho quá trình
phân chia tế bào và quá trình thụ phấn của cây, làm khỏe hạt phấn, chống thối hạt
phấn. Giúp sự hình thành và phân hóa mầm hoa, tang cường sức sống hạt phấn,
tăng tỉ lệ đậu trái, giúp giảm rụng hoa và trái non. Tổng hợp Protein,
Lipid, làm tăng hàm lượng đường và các Vitamin trong củ, quả, ngăn ngừa sự thối
rữa, giúp bảo quản nông sản được lâu sau thu hoạch.
* Hướng dẫn sử dụng: Pha 100ml 80-100
lít nước, phun đều lên lá hoặc tưới vào gốc cây cho tất cả các loại cây trồng
vào các giai đoạn của cây đặc biệt là lúc trước ra hoa đến khi hết trái non. Định
kỳ 7-10 ngày dùng 1 lần. Có thể dùng chung với các loại thuốc bảo vệ thực vật.
6.3 DG31
* Công dụng: Trong sản
phẩm chứa 8% vi lượng kẽm chelate có những tác dụng rõ rệt đến sự thay đổi của
những cây trồng thiếu chất này như hạn chế được hiện tượng vàng lá, khô quả, sốp
quả, móp quả… trên cây có múi, cây ăn trái. Giúp các loại cây trồng xanh nhanh,
khỏe cây và hấp thu tốt các nguyên tố đa lượng.
* Hướng dẫn sử dụng: Pha 100ml 80-100
lít nước, phun đều lên lá hoặc tưới vào gốc cây cho tất cả các loại cây trồng
vào các giai đoạn của. Định kỳ 7-10 ngày dùng 1 lần. Có thể dùng chung với các
loại thuốc bảo vệ thực vật.
7. Nhóm sản phẩm vi sinh:
+ trichodema
– nấm đối kháng
* Công dụng: Trong sản phẩm Trichoderma của công ty có đến
6 chủng nấm và 1 chủng khuẩn có lợi, có
loài giúp phân hủy xenlulo, có loài gây ức chế sinh trưởng sau đó tiêu diệt nấm
hại,… Nhìn chung các tác dụng của Trichoderma phải kể đến như sau
·
Tiết enzym làm tan vách tế bào sau đó tiêu hấp
thu dinh dưỡng từ các chủng nấm có hại cho cây. Các chủng nấm hại bao gồm Rhizoctonia
solani, Fusarium solani, Phytophtora, Sclerotium rolfsii… Đây là loại nấm
gây bệnh chết nhanh chết chậm trên tiêu,
lở cỗ rễ chanh dây, lở cổ rễ trên các loại cây dưa, thân mềm, thối rễ cà phê,
xì mủ trên sầu riêng… và các bệnh tương tự trên các giống cây trồng khác
·
Ngoài tác dụng trực tiếp, Trichoderma còn sinh ra
kháng thể được cây vận chuyển đi khắp thân, lá, cành giúp tiêu diệt nấm bệnh
gián tiếp, không cần tiếp xúc.
·
Tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật cố định
đạm sống trong đất phát triển (còn gọi là khuẩn lạc thường sinh sống ở rễ của
các cây họ đậu)
·
Tiết ra các enzym cellulase, chitinase,
protease, pectinase, amlylase giúp phân hủy mùn, vật chất hữu cơ trong đất, giải
phóng thành chất dinh dưỡng mà cây trồng dễ hấp thu nhất
·
Kết hợp với phân hữu cơ, phân chuồng làm cho đất
tơi xốp
·
Kết hợp với chế phẩm sinh học biolactyl,
subtyl… để tổng hợp Microfost giúp phân hủy hầm rút, xử lý ao hồ nuôi cá,
khử mùi hôi của phân… giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí tại
các khu vực chăn nuôi
* Hướng dẫn
sử dụng: Trichoderma là 1 loại nấm sống nên khi dùng sản phẩm
chúng ta lưu ý tránh sử dụng chung với thuốc bvtv, các loại phân bón vô cơ nên
xử dụng cách nhau khoảng 1,5- 2 tháng. Đối với cây hoa mầu ta xử dụng
trichoderma trước khi trồng và lúc cây non sau đó mới bón phân. Sử dụng 1-3kg để
ủ 1 tấn phân chuồng. Dùng trực tiếp vào gốc ta có thể dùng số lượng không hạn
chế nếu dùng số lượng ít quá thì hiệu quả sẽ không cao.
III. PHÂN BÓN
LÁ PIV CHO MỘT SỐ LOẠI CÂY TRỒNG
1. Đối với một số loại cây hoa mầu như: các loại dưa, ớt, cà chua, đậu đỗ…
v Giai đoạn cây con
Trước
khi trồng ta xử lý đất bằng cách bón trichodema nhằm phòng bệnh nở cổ rễ, cây chết ẻo cây non.Sau khi trồng ra ruộng được 5 - 7 ngày, sử dụng phân bón DG4 hoặc DG98 và phân bón vi lượng Donphil micro, phun hoặc tưới từ 3 đến 5 ngày 1 lần giúp cây trồng
phát triển mạnh bộ rễ, chống ngẹt rễ; thân cây mập; đâm chồi, nảy lộc nhanh.
v Giai đoạn cây phát triển thân nhánh đến khi ra hoa đậu quả
Ở giai đoạn này, nhà
nông cần phun hoặc tưới một trong các loại phân bón sau: DG1,DG4, tưới
các loại phân như đạm cá, Dg67, vi lượng gốc… ; kết hợp với phân bón vi lượng Donphil micro. Sử dụng đầy đủ các loại
phân bón trên giúp cây phát triển cân đối về thân, lá, cành; thúc đẩy mạnh quá
trình ra hoa, đậu quả, chống rụng quả non. Định kỳ từ 3 - 5 ngày phun 1 lần.
v Giai đoạn cây bắt đầu ra hoa, đậu quả, dưỡng quả
Giai đoạn này, nhà nông cần phun liên tục, cách 3 - 4 ngày phun 1 lần để bổ sung kịp
thời dinh dưỡng để nuôi quả. Phân bón dùng trong giai đoạn này bao gồm một
trong các loại sau: DG100; DG38; DG19; kết hợp với phân bón bi lượng Donphil micro
v
Giai đoạn quả non tới khi thu hoạch
Giai đoạn này cực kỳ quan trọng ta nên chăm
s óc và để ý cây trồng kỹ lưỡng, phun và
tưới định kỳ các loại sau: DG23, DG19, kết hợp với vi lượng Donphil micro và tưới
các dòng DG 67, cách thu hoạch 5- 7 ngày ta dùng DG100 phun hoặc tưới lại 1 lượt.
Giúp quả lớn nhanh, kháng bệnh tốt, mầu mã nông sản đẹp.
Bón đầy đủ các loại
phân bón trên giúp cây trồng cứng, khỏe, củ lớn nhanh, quả to đều, mã đẹp, hạn
chế hiện tượng thối nứt quả.
Khi cây có dấu hiệu
bị dạc, phần lá dưới gốc bị úa nhiều, lúc này khả năng ra hoa, đậu quả, nuôi quả
đều kém. Loại phân bón dùng cho giai đoạn này là: Senca-23 được xem như là phân
bón tăng lực cho cây, sản phẩm giàu lân giúp cây tái tạo bộ rễ, bật chồi, ra
hoa kết hợp phân bón vi lượng Deltamicro Subtrat, giúp cây ngăn ngừa vàng lá,
cháy lá, rụng hoa.
2. Chăm sóc cây ăn trái, cây công nghiệp, cây
lâu năm…
- Giai đoạn cây con
Trên các loại cây ăn trái, tiêu,cà
phê, mít, ổi, xoài, sầu riêng…. Giai đoạn cây non mới trồng gọi là sinh trưởng
sinh dưỡng, ta cần thúc thật mạnh cho cây phát triển tối đa thân, cành, lá,rễ
tích lũy dinh dưỡng nhiều để cho cây có thể trạng tốt nhất dành cho cho giai đoạn
sinh trưởng sinh dục. Thời kỳ này ta dùng các loại phun trên lá như DG1, DG4,
donphil Micro kết hợp với các loại phân tưới gốc như DG98 (MAP), Siêu vi lượng,
Magie nitrate. Phun và tưới định kỳ từ 10- 15 ngày 1 lần.
- Giai đoạn
ra hoa, đậu trái
Từ
thời kỳ này tới lúc trái được thu hoạch ta gọi là thời kỳ sinh trưởng sinh dục.
Trước khi ra
hoa cây cần phâm hóa mầm hoa, khi đó ta dùng các loại DG4, DG98, NKP, KNO3…,kết
hợp với một số biện pháp cơ học như khoanh, tiện cành, dào xung quanh gốc ( các
biện pháp này chỉ dùng cho 1 số loại cây)… nhằm ngăn ngừa sự phát triên dinh dưỡng
quá mức của cây ( thời kỳ này cây không được phát triển sinh dưỡng mạnh nếu
phát triển sinh dưỡng mạnh thì cây sẽ nuôi lộc lá,không có dinh dưỡng để ra
hoa, nuôi quả)
giúp thúc đẩy mạnh quá trình phân hóa mầm hoa
giúp khi cây ra hoa sẽ nhiều và được đồng loạt hơn. Sau khi cây đã phân hóa mầm
hoa ta bắt đầu phun Bo 1- 2 lần, kết hợp với DG100, KN03 để thúc cây ra hoa đồng
đều và bổ sung lượng Bo cần thiết giúp khi ra hoa thì hạt phấn hoa sẽ khỏe hơn.
Tiếp đến là khi cây bắt đầu ra hoa đến khi đậu trái ta vẫn sử dụng Bo định kỳ
10 ngày 1 lần, giúp cây đậu trái tốt, chống rụng hoa và trái non.
- Giai đoạn quả non tới khi thu hoạch
Cây đậu trái non mới là đạt 50% thành công,
50% còn lại phụ thuộc vào giai đoạn này, nên nhà vườn lưu ý chăm sóc giai đoạn
này tốt để đạt hiệu quả kinh tết cao. Ta dùng liên tục, định kỳ các sản phẩm
DG23, DG9, DG6, Canxi, Kẽm, Nutri platinum, Multi Gold kết hợp với vi lượng
chelate Donphil Micro cho tới khi trước thu hoạch 1 tháng đến 1,5 tháng, ta
chuyển sang dùng các sản phẩm tạo mầu sắc, kéo
đường, làm chắc nặng củ quả hạt
là super sugar, DG100 kết hợp Donphil micro phun định kỳ 7- 10 ngày 1 lần.
- Giai đoạn
sau khi thu hoạch
Sau sau khi
thu hoạch xong, lúc này cây đã vắt cạn sức lực để nuôi dưỡng củ, quả, hạt ta cần
chăm sóc mạnh để cây hội phục nhanh tiếp diễn quá trình sinh trưởng sinh dưỡng.
Thời kỳ này ta chăm sóc cây dùng các bộ sản phẩm như thời kỳ chăm sóc cây non.